Giải đáp: ăn mì gói sống có sao không?

Mì gói là thực phẩm ăn liền quen thuộc được nhiều người ưa thích. Sợi mì màu vàng, giòn, mùi hương hấp dẫn được nấu lên hoặc ăn sống cũng được nhiều mê. Nhiều người lựa chọn mì tôm sống như một món snack ăn vặt quái khẩu. Vậy ăn mì gói sống có sao không? Liệu loại thực phẩm này có tốt cho sức khỏe? Có lẽ là những câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc. Theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé.

Trả lời: ăn mì gói sống có sao không?

ăn mì gói sống có sao không
Ăn mì gói sống thường xuyên là không tốt

Để trả lời cho câu hỏi ăn mì gói sống có sao không thì hãy tìm hiểu các thành phần có trong mì tôm là gì nhé.

Mì tôm trước khi đưa đến tay người tiêu dùng đã được trải qua nhiều lần chiên dầu mỡ nên vắt mì đã chín, có thể ăn sống được. Là một thực phẩm ăn nhanh, thành phần trong mì tôm không chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong mì tôm có chứa nhiều carbohydrates, chất béo, calo, bột ngọt, thành phần vitamin và khoáng chất rất ít và gần như không có.

Ăn mì tôm sống hay nấu chín không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Việc bạn ăn mì gói sống thì giá trị dinh dưỡng vẫn không thay đổi và những tác hại không khác gì khi đã nấu chín, thậm chí ăn mì tôm sống có thể gây hại nhiều hơn.

Vậy nên mì tôm sống hay chín vẫn không nên ăn nhiều, ăn thường xuyên. Dù sử dụng tiện lợi và hấp dẫn,chúng ta vẫn nên chỉ ăn với hàm lượng ít.

Dẫu vậy mì tôm vẫn được nhiều người lựa chọn bởi tính nhanh gọn, ngon, giá thành rẻ. Nếu bạn là người đam mê với loại thực phẩm này có thể kết hợp nấu mì cùng với các loại rau, củ, thịt, cá để bổ sung thêm vitamin, chất đạm, khoáng chất cho cơ thể nhé.

Những tác hại do ăn mì tôm sống có thể gây ra

ăn mì gói sống có sao không

7 tác hại của ăn mì tôm

Như đã nói ở trên mì tôm không nên sử dụng thường xuyên. Những tác hại do mì tôm sống gây ra khiến nhiều người ngỡ ngàng, lâu dần khó kiểm soát. Ăn mì tôm sống nhiều là nguyên dẫn đến một số bệnh như:

Ăn mì tôm sống gây nóng trong người

Mì tôm chứa nhiều chất béo bão hoà, card. Khi bạn ăn nhiều mì tôm sống, những chất béo sẽ dần tích tụ nhiều trong cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị nóng trong, mụn nhọt, mụn trứng cá xuất hiện. Ngoài ra, một số tình trạng như khô miệng, khát nước, khó tiêu hoá, nhiệt miệng cũng xảy ra ở người thường xuyên ăn mì gói.

Nguy cơ tăng đột quỵ, huyết áp và xơ vữa động mạch

15 – 20% chất béo Shotrerning có trong mì tôm là dạng axit nên khiến dạ dày của bạn khó tiêu hoá. Thêm đó, chất béo dạng trans fat cũng có trong mì tôm gây cholesterol xấu trong máu tăng cao. Là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp và xơ vữa động mạch

Ăn nhiều mì gói sống gây chứng đầy hơi, đau dạ dày

Mì gói được chiên nhiều dầu mỡ ở nhiệt độ cao khiến cơ thể bị đầy hơi, khó chịu. Hương liệu và chất phụ gia có trong mì ăn liền khiến dạ dày bị rối loạn chức năng tiêu hoá, đau dạ dày. Ngoài ra, chất hương liệu và phụ gia là nguyên nhân khiến vị giác bị giảm sút, tạo áp lực cho hệ tiêu hoá.

Ăn mì gói sống gây ung thư

Thành phần trong vắt mì có nhiều chất phụ gia, chất bảo quản. Lâu dần, những chất này biến đổi gây hại cho cơ thể. Khi sử dụng mì tôm thường xuyên, những chất độc hại này sẽ tích tụ trong cơ thể. Điều này để lại hậu quả nghiêm trọng và là cơ hội để các tế bào ung thư phát triển.

Ăn nhiều mì gói sống bị thiếu chất dinh dưỡng

Thành phần trong mì gói chứa chất béo xấu, nhiều carb, natri. Khi nạp vào cơ thể bị thừa thãi và không tốt cho sức khỏe. Mì gói là thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng. Ngoài những thành phần kể trên, mì gói không chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất, đạm, những chất có lợi cho cơ thể. Khi ăn mì gói thường xuyên khiến nhanh đói, nhanh mất sức, mệt mỏi, chóng mặt,..

Nguyên nhân gây béo phì

Sẽ mắc phải bệnh béo phì khi ăn nhiều mì tôm sống. Bởi mì tôm không có nhiều chất dinh dưỡng mà đặc biệt có nhiều calo, chất béo xấu. Mì tôm không giúp bạn duy trì năng lượng lâu dài, cảm giác nhanh đói. Nên ăn nhiều và tăng cân không kiểm soát.

Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận: Mì tôm có chứa nhiều muối. Khi ăn nhiều dẫn đến thừa hàm lượng mà cơ thể cần. Gây hại cho hệ tim mạch và thận, lâu dài có thể bị sỏi thận. Ngoài ra, trong mì gói có chứa thêm phosphate là một chất tạo ngon miệng. Khi quá lạm dụng dễ khiến xương bị loãng, yếu rặng

Lời kết

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “ Ăn mì gói sống có sao không?” Với bảng thành phần giá trị dinh dưỡng chứng minh được mì gói ăn sống hay chín đều không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn là tín đồ của mì gói, hãy cân nhắc giảm hàm lượng, không nên ăn thường xuyên. Có thể nấu mì gói với các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác như rau, thịt, trứng vừa bổ sung thêm chất dinh dưỡng vừa ngon miệng.